Tuyến đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết được giới chuyên gia đánh giá là đặc biệt quan trọng đối với Thành phố Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Đặc biệt, khi tuyến cao tốc được đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đến Phan Thiết – Mũi Né một nửa.
Dự án này cũng sẽ liên kết với cảng hàng không Long Thành lớn nhất Châu Á. Những thuận lợi này sẽ thúc đẩy du lịch, kinh tế và xã hội Phan Thiết phát triển mạnh mẽ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn cho anh chị về dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết!
Quy hoạch và thiết kế cao tốc Dầu Giây Phan Thiết
Tổng chiều dài theo thiết kế và quy hoạch toàn tuyến lên đến 99 km, riêng đoạn qua Đồng Nai có chiều dài 51,5 km đi qua Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.
Quy hoạch toàn tuyến cao tốc Dầu Giây
Được biết, toàn tuyến cao tốc đi qua 29 xã, thị trấn thuộc địa phận của 5 huyện: Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong với tổng diện tích đất sử dụng và phải giải phóng mặt bằng là 1.179,45 ha.
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có điểm nút giao đầu trên tuyến nằm trên tuyến đường từ QL1A đi Mỹ Thạnh thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận; điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây tại địa phận của huyện Thống Nhất, Đồng Nai.
BĐS khu vực thừa hưởng những thuận lợi mà Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết mang lại
Dự án cao tốc sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ kết nối Bình Thuận với cao tốc Long Thành – Dầu Giây, sân bay quốc tế Long Thành và các tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Phan Thiết Mũi Né vốn đã và đang là địa điểm du lịch nổi tiếng thời gian qua nhưng chưa được đầu tư kỹ lưỡng và tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Hơn nữa, dự án sân bay tại Phan Thiết sắp được đưa vào quy hoạch khởi công cũng khiến BĐS Phan Thiết đứng trước cơ hội, tiềm năng phát triển lớn hơn bao giờ hết.
2 dự án xây dựng này giúp Mũi Né trở thành một trong những điểm đến không thể tuyệt vời hơn khi mà thời gian di chuyển và đi lại chỉ còn 30 phút nếu đi từ TP HCM, 2 tiếng nếu từ thủ đô Hà Nội bằng máy bay; và 2 tiếng di chuyển bằng xe khách từ TP HCM. Dự án hoàn thành đưa vào sử dụng cũng tạo nên tam giác du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng Đà Lạt – Nha Trang – Mũi Né. Sân bay và cao tốc sẽ tạo đòn bẩy để thúc đẩy cho địa phương này phát triển kinh tế – xã hội.
Để đón đầu thời cơ này, hiện tại hàng loạt các ông lớn trong thị trường BĐS như Hưng Lộc Phát, Rạng Đông, Hưng Thịnh, FLC hay Novaland… đã có mặt tại thị trường hút khách này.
Tiến độ triển khai dự án cao tốc Dầu Giây Phan Thiết
Lựa chọn tư vấn giám sát cho dự án
Ngày 08/8/2019, theo thông tin từ BQL dự án Thăng Long đã cho biết đã có thông báo kết quả của việc lựa chọn nhà thầu sẽ đảm nhiệm việc thực hiện gói thầu tư vấn giao dịch cho dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Phan Thiết Dầu Giây.
Theo đó, nhà thầu Castalia Limited New Zealand được CĐT lựa chọn là nhà thầu tư vấn đã trúng thầu. Giá trúng thầu theo thông tin được công bố là 14,442 tỉ đồng, giá trị bảo lãnh của gói thầu là 21 tỉ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng tính từ khi ký hợp đồng là 16 tháng.
Tham dự gói thầu tư vấn còn có hai nhà thầu quốc tế khác bao gồm: PricewaterhouseCoopers Private Limited (Ấn Độ) và Ernst & Young Solutions LLP (Singapore). Theo Bộ GTVT, việc sử dụng nhà thầu tư vấn quốc tế để có thể hỗ trợ kỹ thuật triển khai cho các dự án đường cao tốc Bắc-Nam trong đó có cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đầu tư theo hình thức PPP là rất cần thiết và phù hợp.
Đây là dự án nằm trong tuyến cao tốc trên tuyến Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020. Gói thầu sẽ được sử dụng nguồn vốn trái phiếu của chính phủ.
Tiến độ giải phóng và đền bù mặt bằng
Theo báo cáo của BQL dự án Thăng Long, tuyến đường cao tốc đi qua địa phận Đồng Nai có chiều dài hơn 50 km. Đến nay, đơn vị thi công này đã hoàn thành việc bàn giao vị trí cọc mốc, giải phóng cơ sở hạ tầng và mặt bằng trong đó trên địa bàn Xuân Lộc với chiều dài gần 30km, Cẩm Mỹ với chiều dài gần 14 km và TP. Long Khánh với chiều dài 2,6 km.
Tỉnh Bình Thuận cũng đã bắt tay vào chủ động phối hợp với BQL dự án để có thể thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi và đền bù đất theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho BQL để có thể triển khai dự án theo đúng như kế hoạch đã đề ra.
Tháng 4/2020, chi cục QLĐĐ Đồng Nai cũng đã cho biết Thống Nhất và Cẩm Mỹ và TP Long Khánh cơ bản đã hoàn thành việc chuẩn bị và giải phóng mặt bằng phục vụ dự án. Tại Xuân Lộc mới bước đầu hoàn thành việc xác minh, kiểm kê nguồn gốc đất đối với toàn bộ diện tích đất cần để phục vụ cho dự án.
Những hình ảnh mới nhất về dự án cao tốc Dầu Giây Phan Thiết
Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99km, mặt đường hơn 32m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h được khởi công cuối tháng 9/2020. Dự án có tổng mức đầu tư 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Ở thời điểm hiện tại, trên công trường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, dù trong thời gian dịch bùng phát nhưng tiến độ thi công vẫn đảm bảo, không bị gián đoạn. Đến nay, tuyến cao tốc đang dần lộ diện. Tại gói thầu XL–02, hàng trăm công nhân mỗi ngày vẫn làm việc bất kể thời tiết ở Bình Thuận. Gói thầu này dài 10,6 km thuộc địa phận huyện Hàm Tân, được thi công bởi Công ty CP Tập đoàn Cienco4. Khảo sát thực tế trên công trường, nhà thầu Cienco4 đã huy động 106 thiết bị xe, máy với khoảng 240 công nhân chia làm nhiều mũi, thi công cầu, nền đường cấp phối đá dăm.
Tại gói thầu XL–03 – gói thầu lớn nhất tuyến cao tốc với chiều dài 35km, qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), liên danh Vinaconex – Trung Chính đã huy động hàng trăm nhân sự, 220 máy móc, thiết bị và đang tổ chức 21 mũi thi công, gồm: 10 mũi thi công đường, 5 mũi thi công cầu và 6 mũi thi công cống thoát nước. Gói XL–03 đã hoàn thành lắp đặt 70% khối lượng các cống đúc sẵn, cọc khoan nhồi mố trụ cầu, đúc dầm lao dầm bản mặt cầu.
Tại gói thầu XL–04, đại diện nhà thầu cho biết “Hiện đã trải đá dăm được 40% cung đường. Hiện nay nhà thầu đang tập trung 5 mũi thi công cầu, 3 mũi thi công cấp phối đá dăm. Tiến độ vẫn bám sát, sau khi địa phương đẩy lùi dịch bệnh, nới giãn cách nhà thầu sẽ gấp rút thi công bù tiến độ”.
Khi nào cao tốc Dầu Giây Phan Thiết hoàn thành?
Sau khi chính thức bắt đầu khởi công, dự án cao tốc Phan Thiết Dầu Giây sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng dự kiến trong 24 tháng xây dựng.
Ông Nguyễn Doãn Tân – Giám đốc điều hành dự án cho biết, đến cuối tháng 8, các gói thầu xây lắp đạt 1.532 tỷ/1.829 tỷ đồng (đạt 83,78% kế hoạch năm 2021). Dự án đã giải ngân đạt 1.532 tỷ/1.340 tỷ, đạt 112,48%. Dự kiến cuối năm 2022, đại công trình này sẽ được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin tiến độ dự án cao tốc Dầu Giây Phan Thiết. Hy vọng rằng tất cả nội dung thông tin nêu trên đều giúp ích cho quý khách hàng nhìn nhận thị trường này rõ ràng.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Bất động sản là gì? loại hình bất động sản phổ biến hiện nay
-
Nhà phố là gì? Các loại hình nhà phố thông dụng
-
Tìm hiểu khái niệm, đặc trưng thị trường bất động sản là gì?
-
Căn hộ chung cư là gì? Thông tin liên quan căn hộ chung cư
-
Shophouse là gì? ưu điểm vượt trội đáng để sở hữu shophouse
-
Officetel là gì? Tính pháp lý hiện hành của officetel
-
Cầu Thủ Thiêm 1 tác động tới BĐS quận 2 như thế nào?
-
Hầm Thủ Thiêm Sài Gòn – hạ tầng hiện đại nhất quận 2
-
Cầu Thủ Thiêm 3 ra đời cùng sự đô thị hóa nhanh chóng của quận 2
-
Thông tin cần biết về Cầu Thủ Thiêm 4
-
Cầu Ba Son (Thủ Thiêm 2) – biểu tượng mới của TP Hồ Chí Minh
-
Suntec City Long An – Chủ đầu tư Novaland