Cầu Thủ Thiêm 4 có phương án kiến trúc, thiết kế công trình đã được sở Quy hoạch – Kiến trúc nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng “Tre Việt Nam”. Khi hoàn thiện và đưa vào hoạt động thì dự án sẽ chính là cầu nối giao thông giữa các khu vực trọng điểm. Từ đó giúp gia tăng kết nối, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, giúp cư dân tại khu vực thuận tiện nhất cho đi lại.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan về Cầu Thủ Thiêm 4 – dự án hạ tầng trọng điểm của khu vực. Từ đó có những nhận định, đánh giá chính xác về thị trường cũng như đưa ra quyết định có nên đầu tư vào thị trường BĐS khu vực này hay không?
Mục tiêu phát triển xây dựng Cầu Thủ Thiêm 4
Hạng mục xây dựng cầu Bến Nghé đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh giao cho Sở Kế hoạch – Đầu tư tổ chức việc đấu thầu. Tiến hành lựa chọn nhà thầu đầu tư xây dựng với hình thức PPP. Đồng thời khẩn trương trình lên UBND thành phố Hồ Chí Minh các phương án cụ thể.
Cầu Thủ Thiêm 4 ra đời trở thành hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng. Là đầu mối ưu tiên cho đầu tư để từ đó từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật chung của toàn khu vực.
Cầu Thủ Thiêm 4 có quy mô thiết kế sẽ kết nối giao thông giữa KĐT mới Thủ Thiêm và KĐT mới Nam Sài Gòn. Ngoài ra còn giúp góp phần kiến tạo diện mạo mới và chỉnh trang đô thị. Đặc biệt giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông cũng như giảm tai nạn giao thông. Sự xuất hiện của cầu giúp tạo động lực phát triển mới cho các KĐT phía Nam thành phố; góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội của toàn thành phố.
Vị trí xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 tại đâu?
Theo như quy hoạch, cầu Thủ Thiêm 4 được xây dựng để kết nối giữa quận 2 – quận 7. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển của hai khu vực đầu cầu. Điểm bắt đầu của cầu tại giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh và đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, tiếp theo rẽ trái tại ngã tư Huỳnh Tấn Phát để vào đường Lưu Trọng Lư. Cây cầu có thiết kế cắt qua khu cảng Tân Thuận; vượt sông Sài Gòn và kết nối với KĐT Thủ Thiêm ngay giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4.
Khi hoàn thiện, cây cầu chính là sợi dây liên kết giữa KĐT mới Thủ Thiêm và KĐT quận 7. Với thiết kế độc đáo mang tính biểu tượng sẽ khiến dự án trở thành điểm nhấn nổi bật của quận 2; quận 7.
Quy hoạch thiết kế cầu Thủ Thiêm 4
Chiều dài của cầu Thủ Thiêm 4 vào khoảng gần 2.2km; rộng 28m với quy hoạch thiết kế có 6 làn xe hiện đại. Đây chính là hạng mục dự án cầu đường ra đời giúp kết nối giữa các quận của thành phố với Thủ Thiêm.
Tổng vốn đầu tư của cầu vào khoảng 5.200 tỷ đồng trong số đó có 3200 tỷ đồng là chi phí dành cho vật liệu xây dựng và thiết bị. Phần số vốn còn lại được dùng cho giải phóng mặt bằng bên phía quận 7 với tổng chi phí 960 tỷ đồng.
Chất lượng của cầu được đảm bảo có tuổi thọ tới 100 năm; chịu được động đất cấp 7 cùng thông số tĩnh thông 80 x 10m. Thiết kế độc đáo của cầu với dạng dây văng cùng phần cầu chính kết nối quận 2 – quận 7.
Tiến độ triển khai cầu Bến Nghé
Dự án cầu Thủ Thiêm hiện nay trong giai đoạn đưa ra kế hoạch điều chỉnh cảng biển. Đồng thời tiến hành di dời một số cảng như: Tân Thuận; Hiệp Phước; Nhà Bè. Theo như kế hoạch thì cầu sẽ triển khai xây dựng trong khoảng giai đoạn từ 2024-2028.
UBND TP Hồ Chí Minh và các cơ quan có thẩm quyền đã xác định đây là dự án cấp bách và cần được ưu tiên đầu tư bởi tầm quan trọng của hạng mục trong mạng lưới hạ tầng giao thông thành phố.
Trong tháng 11/2022, sở văn hóa và thể thao TP Hồ Chí Minh đã đưa ra đề xuất đặc và đổi tên các cầu Thủ Thiêm. Theo đó, số thứ tự 1-4 sẽ được thay thế bằng các tên mới lần lượt là: cầu Thủ Thiêm; cầu Ba Son; cầu Thủ Ngữ; cầu Bến Nghé. Và trong đó, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ có tên gọi mới là cầu Bến Nghé.
Doanh nghiệp đầu tư cầu Bến Nghé là ai?
Cầu Thủ Thiêm được hình thành bởi sự hợp tác của 4 doanh nghiệp liên doanh bao gồm:
Công ty CP phát triển BĐS Phát Đạt
Công ty CP đầu tư và phát triển hạ tầng 620
Công ty CP phát triển xây dựng 168
Công ty TNHH MTV phát triển Công nghiệp Tân Thuận
Các doanh nghiệp kể trên đều là những tên tuổi nổi tiếng, uy tín trên thị trường. Năng lực tài chính mạnh mẽ đã được các cơ quan ban ngành liên quan kiểm tra đảm bảo độ tin cậy và tài chính.
Trong quý IV.2022, UBND thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa ra lựa chọn các nhà thầu, gói thầu, lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu cũng như tư vấn khảo sát hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tính khả thi và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Trong quý II.2023 sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu với các gói thầu đã được nghiên cứu tính khả thi.