Cầu Thủ Thiêm 2 đã được đổi tên thành cầu Ba Son ra đời chính là biểu tượng mới của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Sự kiện đặt tên mới cho cầu Thủ Thiêm 2 thành cầu Ba Son

Trong khuôn khổ nội dung kỳ họp thứ 8 của HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, vào chiều ngày 9/12 đã quyết định đặt tên mới cho hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Theo đó, cây cầu kết nối giữa đường Tôn Đức Thắng (quận 1) tới KĐT mới Thủ Thiêm thuộc TP Thủ Đức sẽ có tên gọi mới là Ba Son thay vì Thủ Thiêm 2 như bây giờ.

Đây là công trình được khánh thành vào thời điểm tháng 4 có chiều dài gần 1.5km, thiết kế quy hoạch có 6 làn xe cùng tổng mức vốn đầu tư là 3.100 tỷ đồng. Đây là mức vốn đầu tư, kinh phí lớn nhất trong các cây cầu tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Nhờ kiến trúc nổi bật cùng hệ thống chiếu sáng mỹ thuật độc đáo khiến cây cầu đã được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn nổi bật trên sông Sài Gòn. 

 Cùng với đó, cầu Thủ Thiêm 1 có quy hoạch kết nối giữa đường Ngô Tất Tố; Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) tới đường Nguyễn Cơ Thạch – KĐT mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) sẽ có tên gọi là cầu Thủ Thiêm được thiết kế với chiều dài 1.2km, có tổng vốn đầu tư 1.450 tỷ đồng đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2008.cầu thủ Thiêm 2-1Cầu Thủ Thiêm 2 lung linh về đêm, nổi bật trên sông Sài Gòn

 Ý nghĩa tên gọi cầu Ba Son 

Thời gian trước, Sở Văn hoá và Thể thao TP Hồ Chí Minh đã lấy ý kiến của các cơ quan; đơn vị cũng như người dân về việc đặt lại tên cho cầu Thủ Thiêm 1-2. Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch cũng đã thống nhất với các đặt tên theo như đề xuất của thành phố.

Thủ Thiêm là tên gọi đã xuất hiện kể từ thế kỷ 18, tới nay thì đây là địa danh thuộc thành phố Thủ Đức. Thủ có ý nghĩa từ thời phong kiến là đồn canh, cũng chính là chức vụ chỉ người đứng đầu một tổ chức hay đơn vị hành chính. Người chỉ huy đứng đầu đồn binh có tên là Thiêm nên dân gian đã gọi thành Thủ Thiêm.

Ba Son có tên gọi xuất hiện từ năm 1790 khi chúa Nguyễn Ánh đã xây dựng “Xưởng thủy” ngay bên bờ sông Sài Gòn. Ba Son chính là cái tên được ghi dấu của ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thủy. Địa điểm này đã trở thành phần quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành quyền độc lập của dân tộc Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng;…

Cầu Ba Son – biểu tượng mới của TP Hồ Chí Minh

 Cầu Ba Son ra đời đã trở thành biểu tượng mới của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây đã trở thành địa điểm lý tưởng để giới trẻ tới check-in mỗi ngày.

cầu thủ Thiêm 2-2
Cầu Thủ Thiêm 2 trở thành biểu tượng mới của thành phố Hồ Chí Minh

Vị trí tọa lạc cầu Ba Son tại đâu?

Điểm đầu của cầu được triển khai xây dựng tại đại lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn và nằm gọc theo đường Tôn Đức Thắng – quận 1, vắt qua sông Sài Gòn giúp kết nối với đại lộ vòng cung thuộc KĐT mới Thủ Thiêm. Dự án khi hoàn thành sẽ hình thành nên luồng giao thông mới; gia tăng kết nối trực tiếp tới trung tâm quận 1 tới cao tốc Long Thành – Dầu Giây. 

Quy mô thiết kế cầu Ba Son như thế nào?

Cầu Ba Son có thiết kế quy hoạch với tổng chiều dài 1.4km bao gồm 6 làn xe trong đó có 4 làn xe ô tô +  2 làn xe hỗn hợp + 3 nhánh cầu gồm:

  • Nhánh chính: Chiều dài  437m với 4 làn xe đi thẳng vượt qua nút giao Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn, giúp kết nối giữa hai tuyến đường Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng.
  • Nhánh N2: có chiều dài 192,7m giúp kết nối từ quận 2 – quận 1 và xuống tuyến đường  Tôn Đức Thắng trước nút giao Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn.
  • Nhánh N1: Thiết kế chiều dài 195,5m được bắt đầu tư công trường Mê Linh nằm chạy dọc theo đường Tôn Đức Thắng dọc theo sông Sài Gòn. Kết nối vào cầu chính và đi qua KĐT mới Thủ Thiêm. 
cầu thủ Thiêm 2-3
Đường dẫn lên cầu Thủ Thiêm 2

 Kinh phí xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 ra sao?

Cầu Ba Son có thiết kế với phong cách kiến trúc của cầu Rồng theo kiểu cầu dây văng, trụ tháp chính có chiều cao 113m nghiêng về phía Thủ Thiêm. Dự án chính là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn kể từ khi được khánh thành và đưa vào hoạt động.

Dự án cầu được khởi công với tổng số vốn đầu tư vào khoảng 4260 tỷ đồng, trong đó có:

  • Chi phí cho xây dựng, tư vấn: 2.283,0 tỷ đồng
  • Chi phí cho di dời hạ tầng kỹ thuật; đền bù giải phóng mặt bằng: 308,5 tỷ đồng
  • Chi phí dự phòng khối lượng, thay đổi mức lương:  491 tỷ đồng
  • Chi phí dự phòng trượt giá; chi phí lãi vay: 1.177,5 tỷ đồng

Chi phí đầu tư xây dựng cầu đã được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho UBND TP Hồ Chí Minh giao cho công ty Đại Quang Minh tổng cộng 13,6 ha đất trong KĐT mới Thủ Thiêm để thực hiện dự án theo cơ chế thực hiện đồng thời của dự án mô hình BT. Theo cơ chế này thì tổng số vốn đầu tư của cầu Ba Son đã giảm chỉ còn 3.082,5 tỷ đồng. 

Tiến độ cầu Thủ Thiêm 2 (Ba Son) ra sao?

Cầu Ba Son đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2020. Tiến độ cầu tuy không theo như kế hoạch đề ra nhưng đã được các bên liên quan, đối tác nhanh chóng triển khai. Tổng thầu chịu trách nhiệm chính trong việc thi công dự án là công ty TNHH Freyssinet Việt Nam với trụ sở chính tại Hoàn Kiếm – TP Hà Nội.

Kết luận

Việc đưa vào hoạt động công trình cầu Thủ Thiêm 2 (Cầu Ba Son) có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Điều đầu tiên đó chính là giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông tại các đoạn đường đầu cầu đang tiến hành thi công; giảm tình trạng bị kẹt xe; bớt áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn.

Ngoài việc hoàn thiện mạng lưới giao thông thì cầu còn khiến cho thị trường BĐS Thủ Thiêm và các vùng lân cận trở nên nóng sốt hơn. Thu hút đông đảo các chủ đầu tư gia nhập thị trường và cho ra đời các sản phẩm BĐS đa dạng đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng và nhà đầu tư.

Đánh giá bài viết
0866 86 97 99
Đăng ký nhận thông tin Đăng ký nhận bảng giá